Giành ngôi (1314-1325) Ludwig IV của Thánh chế La Mã

Sau cái chết của Hoàng đế Heinrich VII Luxemburg vào tháng 8 năm 1313, mãi đến 14 tháng sau mới có một cuộc bầu cử hoàng đế bởi 7 vị hầu tước. Là con trai của cố Hoàng đế nhà Luxembourg, Johann von Böhmen muốn nối ngôi. Ngoài lá phiếu của riêng mình, ông có thể trông cậy vào lá phiếu của Tổng Giám mục Mainz Phêrô Aspelt và chú của mình, Tổng Giám mục của Trier Balduin. Vua Pháp Philip IV cùng với con trai của mình cũng tìm cách để một thành viên của nhà Kapetinger trở thành vua La Mã Đức, nhưng cũng như năm 1310 với cuộc bầu cử của Henry VII, các nỗ lực không thành công. Phản đối nghiêm trọng đến yêu sách đòi ngai vàng của nhà Luxembourg chỉ có nhà Habsburg. Dưới quyền lực của Friedrich der Schöne (Áo, Steiermark, Thụy Sĩ, Elsass), một vị vua không thuộc nhà Habsburg sẽ khó được công nhận nếu không có được sự chấp thuận của ông. Còn Tổng Giám mục Köln Heinrich von Virneburg thì lại muốn ngăn chặn việc thành lập một triều đại nhà Luxembourg. Ông đảm bảo nhà Habsburg lá phiếu của mình.

Với những mối quan hệ rắc rối, Tổng Giám mục của Mainz và Trier thuyết phục Johann von Böhmen không ra ứng cử. Họ đề nghị Ludwig thuộc nhà Wittelsbach làm một ứng cử viên thỏa hiệp để ngăn chặn Friedrich, nhà Habsburg, trở thành vua La Mã Đức mới. Ludwig đã được trọng nể qua chiến thắng trước Friedrich tại Gammelsdorf, và cũng có sức thu hút. Hơn nữa, nhà Wittelsbach vì tranh chấp giữa anh em như đã nói ở trên không là một nguy cơ trở thành một hoàng gia quá hùng mạnh. Theo quan điểm của những người thuộc nhà Luxembourg, Ludwig cũng phù hợp vì cơ sở quyền lực của ông ta cực kỳ thấp. - "Ông ấy là một công tước không có đất đai" [5] và chẳng có cơ sở quyền lực cũng như thu nhập cao to. Ngoài các vị tổng Giám mục của Trier và Mainz còn có bá tước Woldemar von Brandenburg ủng hộ Ludwig. Như vậy Ludwig có triển vọng tốt được lựa chọn, nhưng công tước Heinrich von Kärnten, bị trục xuất năm 1310 lại đòi quyền sử dụng lá phiếu bầu cử của Bohemia, để bầu cho nhà Habsburg. Không chắc chắn cũng là lá phiếu của Sachsen. Cả nhánh Lauenburg và Wittenberg cũng đòi quyền này. Tổng Giám mục Köln, Bá tước Pfalz Rudolf I bei Rhein và Tuyển hầu tước Wittenberg Rudolf von Sachsen hỗ trợ Friedrich. Sự chia rẽ của các tuyển hầu tước cuối cùng dẫn đến sự lựa chọn cả hai đối thủ cạnh tranh, trong đó Rudolf, anh trai Ludwig, đã bỏ phiếu cho ứng cử viên đối lập Friedrich.

Hai vị vua La Mã Đức cùng một lúc

Vào ngày 19 Tháng 10 năm 1314, Friedrich của Áo được phong làm vua tại Sachsenhausen. Một ngày sau đó, Ludwig được bầu làm vua trước cổng của Frankfurt. Cả hai cuộc đăng quang diễn ra vào ngày 25 tháng 11. Nhưng chúng đã cho thấy những yếu kém về sự chính danh. Ludwig đã đăng quang cùng với vợ Beatrix vào nơi đăng quang truyền thống ở Aachen, nhưng những biểu hiệu nhà vua chỉ được làm lại và Tổng Giám mục của Mainz cũng không phải là người đăng quang chính thức. Friedrich tuy được đăng quang bởi người có thẩm quyền, Tổng Giám mục Köln, được sở hữu bởi các biểu hiệu hoàng gia thật, nhưng lễ nghi không được thành phố đăng quang Aachen tổ chức, mà tại thành phố đăng quang hoàn toàn xa lạ Bonn.[6] Trong Chronica Ludovici mà thù nghịch với nhà Habsburg cáo buộc Friedrich đã được đăng quan trên một thùng nước, và nhà vua sơ ý rơi vào thùng. Với câu chuyện đó, các nhà biên niên muốn làm rõ sự không chính danh của việc đăng quang này.[7]

Cả hai bên đều cố gắng để được Giáo hoàng công nhận quyền lực của họ. Nhưng Giáo hoàng Clêmentê V đã chết 6 tháng trước khi cuộc bầu cử ngôi vua vào ngày 20 tháng 4 năm 1314. Chiếc ghế này bỏ trống hơn hai năm cho tới ngày 07 tháng 8 năm 1316. Trong tình huống này, một quyết định quân sự sẽ làm sáng tỏ vấn đề; kết quả của các trận chiến sẽ được xem như là sự phán xét của Thiên Chúa. Nhưng giữa năm 1314 và 1322 một chiến thắng quyết định như vậy đã không xảy ra. Friedrich der Schöne đã có lý do để tự kiềm chế sau những thất bại quân sự: Sau khi đã thua trận tại Gammelsdorf, vào ngày 15 Tháng 11 1315 nhà Habsburg lại bị Liên minh Thụy Sĩ Cũ đánh bại trong Trận Morgarten.[8] Sau đó có những trận đụng độ nhỏ xảy ra năm 1315 tại Speyer và buchloe, 1316 Esslingen, 1319 gần Mühldorf và 1320 gần Strasbourg. Tuy nhiên không có một trận chiến lớn xảy ra. Các năm tiếp theo khi nhân sự thay đổi đã mang lại những bất lợi cho Ludwig. Cả Ludwig cũng như Friedrich không hưởng lợi gì từ cái chết của Bá tước Woldemar von Brandenburg (1319). Nhưng sau cái chết của Tổng Giám mục Mainz Peter của Aspelt vào ngày 05 Tháng 6 năm 1320, Giáo hoàng Gioan XXII đã phong Matthias von Bucheck, một người ủng hộ nhà Habsburg, lên kế vì. Giáo hoàng mới, được bầu trong năm 1316, cho tới nay đứng trung lập trong cuộc đấu tranh giành ngai vàng, bây giờ hành động chống lại Ludwig.

Thắng trận quyết định

Một vài tuần trước trận chiến quyết định người vợ cả của Ludwig, Beatrix qua đời trong tháng 8 năm 1322. Ba trong số 6 người con của 2 người đã đến tuổi trưởng thành: Mechthild, Ludwig VStephan II. Ngày 28 Tháng 9 năm 1322 Ludwig lại đánh bại đối thủ của mình, Friedrich von Habsburg, một lần nữa trong trận Mühldorf, nơi ông được quân đội của tử tước Friedrich IV von Nürnberg hỗ trợ. Có thể việc tu viện Fürstenfeld đã giúp nhà Wittelsbach bằng cách chặn các sứ giả Habsburg, quyết định cuộc chiến. Vì vậy tu viện này đã nhận từ Ludwig nhiều đặc quyền.[9] Friedrich đã bị bắt làm tù binh. Ludwig đã tiếp đón người bà con thuộc nhà Habsburg của mình với những câu như: ". Ông anh (em) họ, tôi không bao giờ thích gặp bạn nhiều như ngày hôm nay" [10] Trong ba năm dài Ludwig giam giữ người anh em họ của mình tại lâu đài TrausnitzOberpfalz.

Bị rút phép thông công

Mặc dù chiến thắng, quyền lực của Ludwig vẫn không chắc chắn, bởi vì nhà Habsburg vẫn duy trì thái độ thù địch của họ và vào ngày 23 tháng 3 năm 1324 ông bị Giáo hoàng Gioan XXII rút phép thông công, sau khi Giáo hoàng nhiều lần dọa sẽ làm chuyện này.[11] Nhà Wittelsbach như vậy đã mang tước hiệu vua La Mã không có sự tán thành của Giáo hoàng và bắt đầu hoạt động chính trị hoàng gia ở miền bắc nước Ý bằng cách ban cho các chức vụ và thẩm quyền, trong khi chính Giáo hoàng đã cố gắng gây ảnh hưởng tại vùng này. Theo ý muốn của Giáo hoàng, Ludwig nên từ chức trong vòng ba tháng và thu hồi tất cả các chức vụ đã ban ra trước đó. Sau thời hạn này, Giáo hoàng sẽ ban vạ tuyệt thông. Cho đến khi ông qua đời vào năm 1347 Ludwig đã bị rút phép thông công.

Phản ứng lại việc rút phép thông công, Ludwig gởi 3 kiến nghị („Nürnberger Appellation“ tháng 12 1323 „Frankfurter Appellation“ tháng 1 1324 và „Sachsenhausener Appellation“ tháng 5 1324) tới Giáo hoàng.[12] Ông khẳng định quyền lực của mình đã được bầu bởi các tuyển hầu tước và lễ đăng quang, và sẵn sàng biện minh trước một công đồng. Nhưng những lời kêu gọi không được Giáo hoàng đáp ứng. Giáo hoàng Gioan XXII vào ngày 11 tháng 7 1324 lại còn không công nhận quyền lực vua chúa của Ludwig, rút phép thông công cả những người theo ông và dọa ông ta nếu tiếp tục bất tuân sẽ rút lại cả quyền cai tri công quốc và tước hiệu Công tước Bayern. Các anh em Friedrich cố gắng thu lợi từ lệnh cấm của Giáo hoàng. Dưới sự lãnh đạo của Leopold von Habsburg, họ tiếp tục kháng cự lại quyền cai trị của nhà Wittelsbach.[13]

Thỏa hiệp hòa bình Trausnitz

Trước sự kháng cự của nhà Habsburg và Giáo hoàng, Ludwig quyết định thỏa thuận với Friedrich. Trong những cuộc đàm phán bí mật tù nhân Friedrich vào ngày 13 tháng 3 năm 1325 tại Trausnitz chịu từ bỏ ngai vàng và lãnh địa của đế quốc Habsburg. Ông cũng đã phải thay mặt anh em của mình thừa nhận quyền cai trị của nhà Wittelsbach. Ludwig sau đó đã trả tự do cho Friedrich. Friedrich không phải trả tiền chuộc, nhưng phải giao lại những của cải hoàng gia đã đạt được trong thời gian tranh chấp ngai vàng cho Ludwig.[14] Thỏa hiệp hòa bình Trausnitz giữa Ludwig và Friedrich đã được hình dung bằng hình thức văn kiện và các hành động mang tính biểu tượng cho tất cả những người có mặt.[15] Hiệp định được tổ chức theo nghi lễ của ngày Phục Sinh với tiệc Thánh và nụ hôn hòa bình. Các đối thủ cùng nghe Thánh lễ và nhận bánh thánh.[16] Buổi tiệc Thánh tạo cho thỏa hiệp hòa bình có một phong cách thiêng liêng. Một bữa ăn chung từ thời tiền Trung cổ thuộc những hành động thường lệ để bày tỏ hòa bình và tình thân hữu.[17] Cùng dùng chung tiệc Thánh, Friedrich đã lờ đi việc Ludwig bị Giáo hoàng rút phép thông công.[18] Thêm một lời hứa cho kết hôn làm vững chắc thỏa hiệp hòa bình: Stephan, con trai của Ludwig được hứa kết hôn với con gái của Friedrich, Elisabeth. Với sự làm lành Trausnitz vào ngày 13 tháng 3 năm 1325 nó kết thúc cuộc tranh chấp ngai vàng kéo dài kể từ năm 1314.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ludwig IV của Thánh chế La Mã http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F029205.php http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.digizeitschriften.de/main/dms/img/?PPN=... http://lba.hist.uni-marburg.de/lba-cgi/kleioc/0010... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12050251x http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12050251x http://www.idref.fr/028725808 http://id.loc.gov/authorities/names/n84208500 http://lccn.loc.gov/67-11030